Xã hội Điện_Biên

Dân cư

Lịch sử dân số
NămSố dân±%
2004 423.300—    
2005 438.500+3.6%
2006 452.700+3.2%
2007 466.000+2.9%
2008 479.300+2.9%
2009 490.306+2.3%
2010 501.200+2.2%
2011 512.300+2.2%
NămSố dân±%
2012 519.300+1.4%
2013 528.500+1.8%
2014 538.100+1.8%
2015 547.800+1.8%
2016 557.400+1.8%
2017 567.000+1.7%
2018 576.658+1.7%
2019 598.856+3.8%
Lưu ý: trước năm 2004, Điện Biên là một phần của tỉnh Lai Châu (cũ)
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số của tỉnh Điện Biên là 598.856 người với mật độ dân số là 63 người/km². Trong đó, dân số nam là 303.436 người và dân số nữ là 295.420 người; dân số thành thị đạt 85,779 người, chiếm 14,3% dân số toàn tỉnh và dân số nông thôn đạt 513.077 người, chiếm 85,7% dân số toàn tỉnh.[29] Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số của Điện Biên từ năm 2009 đến năm 2019 là 2 ‰.[30] Điện Biên có 134.273 hộ gia đình với 24.646 hộ ở thành thị và 109.627 hộ ở nông thôn.[31]

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tính đến năm 2009, tỉnh Điện Biên có 33 dân tộc sinh sống bao gồm: Thái, Mông, Kinh, Dao, Khơ Mú, Hà Nhì, Giáy, La Hủ, Lự, Hoa, Kháng, Mảng, Tày, Nùng, Mường,... Trong đó, dân tộc Thái là dân tộc có dân số đông nhất với 186.270 người, chiếm 38,4% dân số toàn tỉnh. Dân tộc Mông xếp thứ hai với 170.648 người, chiếm 34,8% dân số toàn tỉnh. Dân tộc Kinh có dân số đông thứ ba với 90.323 người, chiếm khoảng 20% dân số tỉnh.[32]

Y tế

Các hoạt động y tế, chương trình mục tiêu Y tế được duy trì và triển khai có hiệu quả theo kế hoạch, chất lượng công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế của tỉnh Điện Biên từng bước được nâng lên. Tình hình dịch bệnh ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Ước cả năm tổng số lượt khám bệnh ước đạt trên 1.000.000 lượt người, tổng số bệnh nhân điều trị nội trú 103.800 lượt và trên 6500 bệnh nhân điều trị ngoại trú, Công suất sử dụng giường bệnh đạt 112%.[26] Tuy nhiên, vì Điện Biên là tỉnh miền núi, 90% dân số là đồng bào các dân tộc ít người, sinh sống chủ yếu ở các bản vùng cao nên điều kiện khám, chữa bệnh vẫn còn nhiều hạn chế về chăm sóc sức khỏe và phòng chống dịch bệnh.

Giáo dục

Toàn tỉnh Điện Biên có tổng cộng 517 trường học. Trong đó có 333 trường phổ thông, bao gồm: 176 trường tiểu học, 124 trường trung học cơ sở, 21 trường trung học phổ thông, 1 trường phổ thông cơ sở và 1 trường trung học.[33] Chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên. Phương pháp dạy học tiếp tục được đổi mới theo hướng tích cực hóa, phát huy khả năng sáng tạo, hứng thú học tập, tạo điều kiện để mọi học sinh bộc lộ khả năng và năng lực của bản thân. Tỷ lệ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn tăng nhanh.[26] Tuy nhiên, hoạt động giáo dục ở Điện Biên vẫn còn rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn, đường đến trường gặp trở ngại,...

Tỉ lệ dân số biết chữ ở Điện Biên là 73,1%; số nam biết chữ nhiều hơn số nữ và ở thành thị nhiều hơn nông thôn.[34]

Tôn giáo và tín ngưỡng

Theo số liệu năm 2019 của Tổng cục Thống kê, toàn tỉnh có 5 tôn giáo khác nhau với 60.668 người, nhiều nhất là đạo Tin Lành có 57.920 người, tiếp theo là Công giáo có 2.672 người, Phật giáo có 73 người. Còn lại các tôn giáo khác như đạo Cao Đài có hai người và 1 người theo Bửu Sơn Kỳ Hương.[32][35] Hiện tại (2019), Điện Biên là một trong những địa phương có số dân theo đạo Công giáo thưa nhất miền Bắc Việt Nam với 2.672 tín hữu, chiếm 0,4% dân số toàn tỉnh và cũng là địa phương có số dân theo đạo Tin Lành đông nhất miền Bắc Việt Nam với hơn 50.000 tín hữu. Số dân còn lại đa số thì không theo tôn giáo nào cả.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Điện_Biên http://web.archive.org/web/20170723153232/http://d... http://web.archive.org/web/20170725044638/http://w... http://web.archive.org/web/20171203142915/https://... http://web.archive.org/web/20171203145141/http://w... http://web.archive.org/web/20171216092813/http://i... http://web.archive.org/web/20171216094928/https://... http://web.archive.org/web/20171216100804/https://... http://web.archive.org/web/20171216100955/https://... http://web.archive.org/web/20171217013812/http://w... http://web.archive.org/web/20171217021738/https://...